báo gia đình, ẩm thực, dịch vụ xe, kênh giải trí, mẹ và bé, giá xe ô tô, giá xe máy, du lịch, phun xăm thẩm mỹ, mua xe cũ, xu hướng làm đẹp, Mỹ phẩm, Mỹ phẩm Nhật, Báo asahi, Thắt lưng, Làm bác sĩ, Mỹ phẩm Nhật Bản, Sức khỏe, Làm đẹp dưỡng da, Dinh dưỡng sức khỏe

Slogan2020

Cup2018

(028) 3792 3867

Kỹ thuật bón phân cho lúa ngắn ngày

Chủ nhật, 27 Tháng 11 2016

TÁC DỤNG VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG CỦA TỪNG LOẠI PHÂN ĐỐI VỚI CÂY LÚA

xem hinh anh canh dong lua chin vang dep nhat viet nam 2015 6

Phân trung vi lượnghữu cơ

Nguồn phân hữu cơ có từ xác bã thực vật và phân gia súc, cần ủ hoai và được xử lýtrước khi dùng để diệt hạt cỏ dại và mầm bệnh.

Tác dụng phân trung vi lượnghữu cơ là tăng độ phì nhiêu và làm xốp đất, giữ phân hoá học để cung cấp dần cho cây, giúp bộ rễ phát triển tốt.

Phân đạm

Cây lúa cần một lượng đạm trong thời kỳ đầu (khoảng 40 ngày kể từ sau sạ) để tạo số bông tối đa, trong thời kỳ làm đòng để tăng số hạt chắc và trong thời kỳ trổ cho hạt mẩy đều.

Thiếu đạm làm cho lúa trở nên vàng đến xanh nhạt, cây lùn lại và thẳng đứng kém nở bụi, mau già cỗi, lá hẹp và vàng rụi, ít chồi, bông ngắn.

Thừa đạm cây ra nhiều lá, lúa lốp làm cho cây lúa dễ đổ ngã; kéo dài thời gian sinh trưởng, trổ chậm, nhiều cỏ dại và nhiễm sâu bệnh (bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, rầy, cào cào, muỗi hành và sâu đục thân) cũng dẫn đến giảm năng suất lúa.

Các loại phân đạm

- Đất lúa cao sản bị ngập nước thường xuyên nên các loại phân có gốc Nitrat bón xuống lúa ngập nước là không thích hợp, vì dễ bị mất đạm do quá trình phản nitrát hoá.

- Đất phèn bị ngộ độc sunfát nên tránh sử dụng phân có gốc S04-.

- Đất mặn tránh dùng phân có gốc Cl.

- Đất kiềm đạm rất dễ bay hơi, nên hạn chế dùng phân Ure cho chân đất này.

Kỹ thuật bón phân đạm

- Bón phân đầy đủ và cân đối tuỳ theo giống lúa điều kiện đất đai, mùa vụ của từng vùng. Có thể áp dụng phương pháp bón phân theo màu lá lúa dựa vào bảng so màu lá lúa hoặc bón phân theo cách “Nặng đầu nhẹ cuối”, nghĩa là tập trung bón vào các giai đoạn đầu, đặc biệt là lúc nẩy chồi để có nhiều bông và lúc làm đòng để có thể có nhiều hạt trên bông.

- Bón đạm cho lúa trồng trên đất thịt thường chỉ 2 - 3 lần nhưng trên đất nhẹ, đất bạc màu phải bón 4-5 lần thì hiệu quả mới cao.

- Đối với lúa cao sản ngắn ngày cần bón đạm

Thời kỳ lúa trổ nếu thấy lúa xấu cần bổ sung thêm đạm để tăng số hạt chắc và giúp cho hạt mẩy đều.

Nếu thấy lúa tốt, nên ngưng bón đạm sau khi trổ để tránh lãng phí đạm và hạn chế sâu bệnh phát triển.

Phân lân

Chất lân là thành phần chính của nhân tế bào, giúp cây lúa có bộ rễ phát triển mạnh và còn có có tác dụng cải tạo chất phèn.

Tác dụng của Lân

- Giúp cho cây tăng trưởng nhanh nhờ đâm rễ nhiều, hút được nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây.

- Thúc đẩy quá trình trổ và chín tập trung và chín sớm.

- Tăng cường nẩy chồi mạnh, giúp cây phục hồi nhanh sau khi gặp những điều kiện bất lợi.

- Giúp cây hấp thụ phân đạm tốt hơn. Ngoài ra lân còn giúp cho cây lúa phát triển tốt ở đất phèn nên đất phèn rất cần phân lân.

- Lá lúa thiếu lân thường có màu xanh đậm, mọc thẳng hơn lá bình thường. Có những giống lúa thiếu lân, thì lá già trở nên màu vàng cam hoặc hơi tím rồi chết.

- Sự thiếu lân thường xảy ra trên đất chua, đất nhiễm phèn, đất than bùn và đất kiềm. Các loại phân lân

- Phân lân DAP có hiệu lực nhanh nhưng lưu tồn rất thấp.

- Phân lân canxi hiệu lục chậm nhưng lưu tồn có thể kéo dài tới 2-3 vụ.

Kỹ thuật bón phân lân

- Khắc phục hiện tượng thiếu lân bằng cách bón các loại phân có hàm lượng lân dễ tiêu như DAP (18:46:0) hay NPK (16-16-8).

- Bón lót lân để ém phèn ngay từ đầu và cung cấp lân cho cây lúa hè thu phát triển tốt hoặc bón hết lượng phân vào đợt 1 và đợt 2: Đợt 1 bón vào giai đoạn bén rễ, khoảng 10 ngày sau sạ. Đợt 2 bón vào thời kỳ nẩy chồi, khoảng 22-25 ngày sau sạ.

- Đất phù sa bón ít hơn đất phèn; vụ đông xuân bón ít hơn vụ hè thu. Lượng bón từ 100 - 400kg/ha tùy độ phèn của đất.

Phân kali

Kali rất cần cho lúa cao sản thâm canh, kali có tác dụng hạn chế thiệt hại do sâu bệnh, đổ ngã và giúp cây hút các chất dinh dưỡng được tốt hơn.

Tác dụng của kali

- Tăng kích thước hạt và trọng lượng của hạt, tăng phẩm chất gạo.

- Giúp cây cứng cáp hơn, chống đổ lốp, chịu hạn và chống chịu sâu bệnh.

- Thiếu kali làm lá khô dần từ đọt vào, cây sinh trưởng còi cọc, hạn chế nảy chồi. Cây lùn, lá xòe và lá có màu xanh đậm. Những lá phía dưới vàng mép, bắt đầu từ đọt vào và khô dần, sau đó chuyển sang màu nâu nhạt. Đôi khi xuất hiện nhiều đốm nâu trên các lá cờ có màu xanh đậm. Bông dài ốm yếu và hạt lúa sẽ nhỏ hơn bình thường.

Kỹ thuật bón phân kali

- Bón kali ở liều lượng thấp (30 kg K20/ha) thì hiệu lực thể hiện khô rõ, vì bón ở lượng này, trong vòng 1-2 tuần lễ đất sẽ giữ kali lai hết, cây không thể cạnh tranh lại được.

- Phải bón với lượng (>100 kg K20/ha) mới có tác dụng.

- Bón nhiều kali quá đôi khi không đôi khi không có hiệu quả kinh tế, cho nên cần phối hợp bón kali qua lá ở giai đoạn cuối, để giảm lượng phân kali đầu tư mới cho hiệu quả cao.

Loại phân và lượng phân bón cho 1 ha lúa vụ Hè Thu

Tùy theo giống lúa, chân đất, mùa vụ, chế độ nước trong ruộng, tình hình sâu bệnh, cỏ dại,…có thể tăng giảm lượng phân cho phù hợp.

Sử dụng phân đơn (Ure, super lân, KCl) kg/ha

- Trước sạ: Bón lót phân trung vi lượnghữu cơ + 100- 400kg super lân.

- Bón thúc lần 1 (8-10 ngày sau sạ ): 50kg urê.

- Bón thúc lần 2 (18-20 ngày sau sạ): 60kg urê.

- Bón thúc lần 3 (35 ngày sau sạ: Sử dụng bảng so màu lá lúa và áp dụng kỹ thuật không ngày, không số: lúa vàng tranh: 50kg urê + 50kg kali/ha, lúa xanh đậm: 100kg kali/ha, lúa xanh lợt: 25kg urê + 75 kg kali/ha.

Sử dụng phân hỗn hợp (NPK 16-16-8+13S)

- Trước sạ: Bón lót phân trung vi lượnghữu cơ + 100- 200 kg super lân canxi magie.

- Thúc lần 1 (8-10 ngày sau sạ): 150 kg NPK (16-16-8).

- Thúc lần 2 (18-20 ngày sau sạ): 170 kg NPK (16-16-8).

- Thúc lần 3 (bón đón đòng 35 - 40 ngày sau sạ): 50 kg urê.

Một số điều cần lưu ý khi bón phân

- Phân DAP giá đang quá cao, nên thay thế bằng phân lân + urê (3 bao phân lân + 20 kg urê = 1 bao DAP) và tăng phun xịt phân bón lá là giải pháp có hiệu quả cao trong tình hình hiện nay.

- Nên bón phân đợt 1 sớm từ 7 - 10 ngày sau sạ (NSS) và bón nhiều lân, nhiều đạm vì cây lúa Hè Thu mọc trong điều kiện còn gốc rạ của lúa Đông Xuân, trời nắng nóng, dễ bị xì phèn, dễ bị ngộ độc hữu cơ là rất cần bón nặng đầu để giúp cây lúa ra rễ, đẻ nhánh thuận lợi để đạt năng suất cao vụ Hè Thu.

Bón trễ (đợt 1) làm cho cây lúa ngay từ đầu rất cần lân mà không có đã ảnh hưởng đến sự phát triển bộ rễ, khó có thể cho năng suất cao về sau. Bón trễ (đợt 2) làm cây lúa xanh lâu (do còn phân) ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển sang làm đòng của cây lúa (quy luật 2 xanh, 2 vàng) và cây lúa sẽ sinh nhiều chồi vô hiệu về sau, là nơi phát sinh nhiều sâu bệnh.

- Giữ mực nước ruộng hợp lý khi bón phân

+ Giữ mực nước ruộng 2-3 cm khi bón phân và không cho nước ra vô ruộng trong thời gian ít nhất 3 ngày.

+ Mực nước quá sâu: đạm hoà tan trong nước nhiều dễ bốc hơi, đạm bị pha loãng đi, rễ cây ít do thiếu ánh sang nên khi lượng đạm vào cây ít.

+ Ruộng bị khô hạn: đạm bị bốc hơi rất nhiều theo các kẻ đất nứt, rễ cây phát triển kém do thiếu nước - lượng đạm vào cây ít.

- Không bón phân khi lá lúa còn ướt

+ Hạt phân dính trên lá có thể gây cháy lá.

+ Phân đạm hào tan vào nước dính trên lá sẽ bị bốc hơi mất.

- Không rải phân khi trời sắp mưa, phân có thể rửa trôi mất.

- Cần bón phân cân đối N-P-K; tránh bón nhiều N, thiếu P và K, cây lúa bị lốp, đổ, nhiều sâu, bệnh.

- Ruộng lúa Hè Thu dễ bị xì phèn, cần tăng cường bón lân canxi magie.

- Giữ ruộng sạch cỏ vì cỏ cạnh tranh phân với lúa vào tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển nên cần làm sạch cỏ trước khi bón phân./.