CÂY ĂN TRÁI NÊN BÓN PHÂN NPK RA SAO ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ
Nỗi lo tiêu tốn nhiều phân, phải làm sao để khắc phục?
Phân bón Nông Việt sẽ bật mí một vài sự thật rất thú vị về cây ăn trái, để giúp bà con mình từ đó bón NPK cho cây thật hiệu quả:
1. Gốc cây ăn trái không có khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt, mà phần rễ tơ ở bên ngoài mới thực sự đảm nhận chức năng hút dinh dưỡng nhiều nhất từ môi trường đất. Do vậy bà con đừng “tham” bón sâu gốc nhé, nên bón theo tán cây, cách gốc từ 1-1.5m, để phần rễ tơ được tiếp xúc với phân bón nhiều nhất có thể.
2. Một trong những nguyên nhân gây ra nấm bệnh đối với cây ăn trái là do vết xước “vô tình” trên rễ trong lúc xới đất bón phân tạo ra. Bà con tránh dùng vật sắc để đào đất, nên nhẹ nhàng xới đất, sau đó lấy tay vun lấp khéo léo, hạn chế tối đa những tổn thương tới rễ.
3. Tốc độ hấp thu dinh dưỡng của cây ăn trái thấp hơn so với lúa và rau màu .
NPK rất dễ bay hơi (nhất là đạm), trong khi cây ăn trái hấp thu dinh dưỡng rất từ từ, nên bà con phải xới đất, đào rảnh, bón phân NPK xuống rồi lấp đất lại để tránh bay hơi.
4. Cây sẽ hấp thu NPK tốt hơn nếu tăng độ ẩm cho đất sau khi bón
Bà con nên tưới đủ nước sau khi bón phân.
Ngoài 4 bí quyết trên, Phân bón Nông Việt xin bật mí thêm 2 kinh nghiệm rất hữu ích khi bón NPK cho cây ăn trái đây:
Bà con không nên bón phân NPK khi trời quá nắng hoặc mưa to kéo dài.
Nếu vùng đất không bằng phẳng nên bón nhiều phân ở phía trên cao, nơi thấp chỉ cần bón lượng ít hơn sẽ tốt hơn. Bà con đừng quên thường xuyên theo dõi fanpage của Phân bón Nông Việt để có rất nhiều bí kíp hữu ích nhé!
Nếu bạn quan tâm đến sản thì nhắn tin cho chúng tôi: Nhắn tin